Giải đáp: Hanh khô là bé bị chàm sữa ở má liệu có chữa dứt điểm được không?

Giải đáp: Hanh khô là bé bị chàm sữa ở má liệu có chữa dứt điểm được không?

Lượt view: 572

Hỏi: “Chào bác sĩ, bé nhà tôi đã được gần 1 tuổi, tuy nhiên dạo gần đây chừng 2 tuần cháu bắt đầu xuất hiện những mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti xuất hiện trên má. Nhiều người bảo với tôi tình trạng này là bị chàm sữa ở má. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi đó có phải là chàm sữa không và tôi cần làm gì cho đúng để bệnh của con nhanh khỏi? Tôi xin cảm ơn!” (Minh Thùy - Gia Lâm)

 

Nội dung chính trong bài (Ẩn)

Trả lời:

Chào chị Phương, như chị chia sẻ thì bé nhà chị đã được gần 1 tuổi và xuất hiện các mảng hồng đỏ, kèm mụn nước li ti trên da trong hai tuần qua. Đây là những triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh chàm sữa. Thực ra bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng song lại gây khó chịu cho bé khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Quay trở lại câu hỏi của chị về cách điều trị bé bị chàm sữa ở má. Tùy và từng mức độ nghiêm trọng mà cách điều trị sẽ khác nhau, do chưa nhận được miêu tả cụ thể về tình hình tổn thương trên da của con nên chúng tôi mời chị đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm sữa ở má

Da mặt chính là vùng da thường bị chàm nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở 2 má. Do còn nhỏ, nên da bé vốn có sắc hồng, vì vậy khi chàm mới xuất hiện, các bậc phụ huynh thường không chú ý tới.

Ngoài ra, các triệu chứng như khô da, da nổi hồng ban khiến cha mẹ thường nhầm lẫn với tình trạng nẻ da, rôm sảy dẫn đến chủ quan và làm chàm sữa tiến triển nặng hơn.

>>> XEM THÊM: Bé bị lác sữa ở mặt có nguy hiểm không? cách cải thiện đúng cách như thế nào? 

Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị chàm sữa ở má mà phụ huynh cần chú ý để chữa trị kịp thời:

- Ban đầu những mảng hồng ban xuất hiện, thường ở vị trị đối xứng hai má, một số bé khởi phát ở trán hoặc cằm.

- Khi chạm tay vào vùng da bị tổn thương sẽ có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.

- Trên bề mặt những nốt mẩn bắt đầu nổi những mụn nước nhỏ li ti, mọc san sát thành từng đám hoặc rải rác khắp mặt bé.

- Mụn nước vỡ gây chảy dịch vàng, khô lại và đóng vảy trên da.

- Sau một thời gian, da non hình thành khiến lớp vảy bong tróc. Da mới mọc lên nhẵn và sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh.

Các cơn ngứa ngày dai dẳng, kéo dài suốt trong thời gian bé bị chàm sữa ở má, do đó mẹ thường thấy con hay dụi tay lên mặt cho bớt ngứa.

Chàm sữa không nguy hiểm xong các triệu chứng trên da khiến bé khó chịu, con hay quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Một số hình ảnh bé bị chàm sữa ở má mẹ có thể đối chiếu với tình trạng của bé:

Bé bị chàm sữa ở má mẹ cần làm gì cho đúng?

Khi bé bị chàm sữa ở má ba mẹ không cần quá lo lắng. Chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên . Tuy nhiên để chấm dứt sớm những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ mất ngủ, bỏ ăn, các mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến về cách điều trị chàm sữa.

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ nhanh chóng chấm dứt tình trạng bé bị chàm sữa ở má:

- Luôn giữ cho da mặt sạch sẽ, khô thoáng: Để làm được điều này, các mẹ cần chú ý tắm rửa thường xuyên cho bé. Đặc biệt là mỗi lần sau khi cho bé ăn xong, cần lau sạch miệng, má và vùng cổ, tránh sữa bám trên da gây chàm. Thay vì chọn các loại sữa tắm hóa dược mẹ nên ưu tiên dùng các loại sữa tắm từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của bé. Một gợi ý mẹ có thể tham khảo dòng nước tắm thảo trị chàm sữa Yaocare baby

Đây là một trong số ít các sản phẩm sữa tắm có khả năng hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ cực nhạy, được rất nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc khuyên dùng. 

 

- Chú ý đến dinh dưỡng của bé: Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều chất dinh dưỡng và tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, sữa bò, thực phẩm lên men,…

 

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của bé: Thường xuyên vệ sinh chăn gối, đồ chơi để giữ cho nơi ở của con luôn sạch sẽ.

 

- Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên: Mẹ cần lựa chọn thật kỹ các sản phẩm dưỡng ẩm, đặc biệt là da mặt và cổ – là những vùng da mỏng, nhạy cảm. Việc dưỡng ẩm thường xuyên giúp bảo vệ hàng rào da, tránh tình trạng khô da.

 

Trên đây là những thông tin cần thiết về bé bị chàm sữa ở má mong rằng sẽ giúp các mẹ tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe cho con . Nếu bạn còn thắc mắc, liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0982 636 036 / 0911636 036 để được các chuyên gia giải đáp.

Tin tức liên quan

Tình trạng trẻ bị rôm sảy ở lưng không chỉ thường gặp vào mùa hè nóng nực mà ngay cả khi mùa lạnh hanh khô bé vẫn có thể mắc phải. Tham khảo ngay các thông tin bên dưới đây để có thể trị đúng khi bé nhà mình gặp phải mẹ nhé!

 

Hỏi: “Chào bác sĩ, bé nhà tôi đã được gần 1 tuổi, tuy nhiên dạo gần đây chừng 2 tuần cháu bắt đầu xuất hiện những mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti xuất hiện trên má. Nhiều người bảo với tôi tình trạng này là bị chàm sữa ở má. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi đó có phải là chàm sữa không và tôi cần làm gì cho đúng để bệnh của con nhanh khỏi? Tôi xin cảm ơn!” (Minh Thùy - Gia Lâm)

 

Chọn mua nước tắm thảo dược cho bé cũng tương tự như chọn bạn cho làn da con vậy. Làm sao để chọn được sản phẩm thân thiện, an toàn nhất? Mẹ cần ưu tiên những tiêu chí nào?

 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm vậy nên lúc nào cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một loại sữa tắm baby an toàn và hiệu quả giúp cho da con luôn sạch sẽ thơm tho mà không gây kích ứng thì hãy đọc tiếp những thông tin bên dưới đây, vì chúng cực kỳ hữu ích cho ba mẹ nhất là với những người lần đầu làm mẹ!

 

Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì? Chàm sữa tắm lá gì? Hay bị chàm sữa tắm lá gì? Đều là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Bởi, nhiều thông tin cho rằng sử dụng các loại lá tắm cho bé bị chàm sẽ giúp giảm ngứa, làm mát và dịu cảm giác khó chịu cho bé. Tuy nhiên, để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này, mẹ nên nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ về cách điều trị hiệu quả.

 

Trẻ sơ sinh nên tắm gội bằng loại sữa tắm nào là tốt nhất? Chắc hẳn, đây là vấn đề khiến nhiều mẹ băn khoăn. Bởi sau sinh, da của trẻ còn non nớt và rất nhạy cảm. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, nội dung dưới đây sẽ review sữa tắm gội cho trẻ sơ sinh tốt nhất năm 2020. Mẹ cùng tham khảo ngay nhé!